Thứ năm, 01/06/2023

Chỉ cần điều chỉnh, thế giới sẽ thay đổi, giảm lãng phí với nguyên tắc 7R

Quản lý rác thải theo nguyên tắc 3R là điều mà nhiều người đã quen thuộc từ lâu, bao gồm Giảm thiểu (Reduce) - Tái sử dụng (Reuse) - Tái chế (Recycle), nhưng hiện nay, lượng rác thải không ngừng gia tăng, vì vậy nguyên tắc 3R đã được mở rộng thành 7R. Để làm cho mọi người nhận thức được việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có để hướng đến cuộc sống Zero-waste (Không Rác thải) tức là không gửi gì vào bãi chôn lấp.

7R có thể được diễn giải với các R có những chỗ khác nhau trong cách tiếp cận, nhưng về cơ bản nó bao gồm: 1. Rethink (Thay đổi tư duy/Suy nghĩ lại); 2. Refuse (Từ chối); 3. Reduce (Giảm); 4. Reuse (Tái sử dụng); 5. Repair (Sửa chữa); 6. Return (Trả lại); 7. Recycle (Tái chế). Chúng ta có thể xem xét cụ thể hơn 7R là gì và cách người tiêu dùng có thể làm theo mô hình này để ngăn ngừa ô nhiễm nhựa

1. Rethink (Thay đổi tư duy/Suy nghĩ lại)

Thay đổi tư duy về cách bạn nhìn nhận tài nguyên thiên nhiên để hiểu rằng tài nguyên thiên nhiên có hạn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến những lựa chọn mà bạn thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng mọi lựa chọn của bạn đều rất quan trọng đối với sức khỏe của hành tinh. Một trong các cách thay đổi tư duy về các lựa chọn của mình là thực hiện kiểm tra/đánh giá chất thải tại nhà. Điều này sẽ cho phép bạn xem các lĩnh vực nào gây ra nhiều chất thải nhất trong cuộc sống của bạn.

Ví dụ, việc kiểm tra chất thải sẽ cho bạn biết bạn đang sử dụng một số lượng lớn các chai nhựa đựng nước sử dụng một lần. Điều này sẽ làm cho bạn phải cân nhắc để có một lựa chọn bền vững hơn bằng cách chuyển sang chai nước sử dụng nhiều lần (chai thủy tinh hoặc thép không gỉ). Bằng cách này bạn không chỉ tiết kiệm môi trường mà bạn còn đang tiết kiệm tiền cho mình. Bạn nên cân nhắc lại xem hàng hóa có cần phải đóng gói hay không, làm sao để sử dụng sản phẩm được lâu hơn, làm việc với những người khác để thiết kế lại hệ thống nhựa hay là sử dụng các sản phẩm gia dụng và mỹ phẩm thiết yếu.

2. Refuse (Từ chối)

Trong khái niệm về sự bền vững “từ chối” được hiểu là từ chối chấp nhận hoặc hỗ trợ cho các sản phẩm hoặc công ty gây hại cho môi trường. Ví dụ khi đi mua hàng bạn có thể từ chối các mặt hàng được đóng gói quá mức hoặc đóng gói bằng bao bì nhựa. Để đựng hàng khi đi mua sắm bạn có thể từ chối túi nilon của cửa hàng mà dùng túi sử dụng nhiều lần của mình v.v.. Đây không chỉ là một lựa chọn lành mạnh hơn mà còn là một lựa chọn có ý thức hơn về môi trường. Mặc dù rất khó để từ chối tất cả các món đồ bằng nhựa nhưng việc có nhận thức tốt hơn về môi trường có thể giúp bạn thay đổi thói quen của mình. Từ chối ở đây là từ chối sử dụng các sản không thân thiện với môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng trong quá trình sử dụng, sử dụng một lần, không có khả năng tái chế và tuần hoàn tài nguyên...và yêu cầu bao bì bằng vật liệu thân thiên với môi trường.

Cùng với đó, thay vì từ chối một cách cực đoan, bạn hãy chung tay thu gom và chuyển vỏ hộp sữa, lon nhôm, pin,…. Chuyển đến các tổ chức cộng đồng hoặc các công ty thu gom. Và để dàng hơn cho việc sống xanh hãy cân nhắc các món đồ sau để trang bị và mang theo người như các sản phẩm ống hút thân thiện môi trường (ống hút gạo, ống hút tre, ống hút cỏ bàng, ống hút ngũ cốc,…), bình nước cá nhân, túi vải, quai xách ly vải, hộp đựng cơm cá nhân,….Bạn cũng có thể nhận những sản phẩm này miễn phí khi mang sách, giấy, quần áo cũ, đồ chơi, gấu bông cũ đến các điểm đổi của  chương trình Đổi sách lấy cây năm 2023 do Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp cùng các đơn vị triển khai khắp cả nước.

3. Reduce (Giảm thiểu)

Giảm số lượng tài nguyên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của bạn là bước tiếp theo trong hệ thống phân cấp quản lý tài nguyên. Bắt đầu với những cách nhỏ để bạn có thể giảm mức sử dụng năng lượng, sử dụng nước cùng với việc giảm rác thải, chất thải thực phẩm, nhựa... Căn phòng thường tạo ra nhiều chất thải nhất trong nhà là phòng bếp. Vì vậy bạn có thể tập trung vào việc giảm chất thải ở đây trước để tạo ra tác động lớn nhất. Bạn có thể giảm chất thải nhựa trong sinh hoạt bằng cách: mang theo túi mua sắm của riêng bạn; mang theo chai nước có thể tái sử dụng và cốc của riêng bạn; chuẩn bị bữa trưa của bạn trong các hộp đựng có thể tái sử dụng; nói không với ống hút & dao dĩa nhựa dùng một lần; không dùng túi nhựa; cất thức ăn thừa trong lọ thủy tinh v.v…

Một cách khác để giảm bớt sử dụng tài nguyên là tìm những vật dụng gây nhiều rác thải trong nhà và thay đổi chúng bằng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường (đổi khăn giấy bằng khăn vải; đổi đĩa, cốc giấy bằng đĩa, cốc sử dụng nhiều lần; đổi ống hút nhựa thành các loại ống hút thân thiện; đổi miếng rửa chén, miếng rửa mặt, bông tắm sang chất liệu xơ mướp,…) v.v. Một cách khác để làm việc này là bạn có thể tìm cách giảm số lượng mặt hàng đã mua và giảm việc sử dụng và mua vật liệu nhựa.

4. Reuse (Tái sử dụng)

Có rất nhiều ví dụ về việc chúng ta có thể tiết kiệm được tiền, đồng thời tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải nhựa khi luôn nghĩ đến phương án để tái sử dụng cái gì đó. Ví dụ khi mua một món hàng như lọ nước xả vải chẳng hạn, bạn có thể không cần phải mua cả lọ nước xả mà chỉ cần mua gói nước xả và đổ nó vào lọ có thể tái sử dụng của bạn. Nếu bạn không cần sử dụng lại một món đồ nào đó, hãy chia sẻ nó với người khác hoặc quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn sử dụng (việc này được gọi là re-homing). Như vậy bạn có thể tái sử dụng nhiều thứ trong sinh hoạt như vật liệu đóng gói, túi để mua sắm và đựng đồ, chai có thể tái sử dụng v.v…

 

5. Repair (Sửa chữa)

Sửa chữa hoặc thay linh kiện các vật dụng bị vỡ, hỏng để dùng lại và kéo dài tuổi thọ là một cách khác để giảm tiêu thụ vật liệu và tài nguyên thiên nhiên. Bằng cách đặt giá trị vào vật dụng bạn có và sửa chữa khi cần, bạn đang duy trì sản phẩm mình sở hữu và giảm lãng phí. Có thể học trực tuyến cách sửa chữa các vật dụng gia đình trên rất nhiều các trang mạng. Vì vậy, trước khi định vứt bỏ một món đồ, hãy xem xét các cách mà nó có thể được tái sử dụng hoặc sửa chữa.

6. Return (trả lại)

Thuật ngữ này có lẽ cũng không còn quá xa lạ với những dân có lối sống xanh, đặc biệt là khách hàng với tín đồ làm đẹp. Việc đổi trả sản phẩm chai lọ, bao bì đã có thể chúng được tái sử dụng nhiều lần. Ví dụ như các chương trình đổi 5 bao bì của nhãn hàng, bạn sẽ được tặng một son dưỡng hay chậu cây, hoặc là voucher cho lần mua tiếp theo.

7.  Recycle (Tái chế)

Là hoạt động phục hồi tài nguyên bao gồm việc thu gom, phân loại, xử lý sản phẩm thải bỏ sau sử dụng và chất thải nhằm thu hồi lại các dạng tài nguyên và chế biến thành nguyên liệu tái chế. Bạn cần tìm hiểu vật liệu nào có thể được tái chế trong khu vực mình và xử lý vật liệu một cách có trách nhiệm; yêu cầu nhiều vật liệu hơn để có thể tái chế; yêu cầu tiếp cận với cơ sở hạ tầng và thu gom chất thải tốt hơn; Tìm hiểu ý nghĩa của nhãn tái chế và làm theo hướng dẫn. Các dạng nguyên liệu tái chế này sẽ được tiếp tục quay trở lại cho chu trình sản xuất tiếp theo với một tỉ lệ phù hợp đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hoặc sản xuất ra các sản phẩm mới theo nhu cầu của xã hội. Việc tái chế rác thải trong đó có các rác thải nhựa thường được thực hiện theo các chương trình tái chế khác nhau do một tổ chức đứng ra chủ trì. Ví dụ chương trình tái chế một loại chất thải hoặc hỗn hợp; tái chế dầu ăn, tái chế dầu động cơ;  tái chế đồ điện tử (TV, máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng, ổ cứng …) tái chế túi nhựa và sốp)v.v…,

Hãy thử “7R”, 7 cách đơn giản này giúp chúng ta giảm lãng phí. Giảm thiểu sự tàn phá môi trường.

Nguồn: Tổng hợp

---------

Chương trình “Đổi sách lấy cây” là một hoạt động thường niên do Nhóm từ thiện Fly To Sky (Thành viên các Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia, trực thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia – T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) khởi xướng và phát triển kể từ năm 2019. Chương trình thường tổ chức vào các ngày cuối tuần, giai đoạn từ tháng 05 đến tháng 07 hằng năm. Năm 2023 là năm thứ 5 Fly To Sky triển khai thực hiện, dự kiến tổ chức từ ngày ngày 17/5/2023 đến ngày 30/7/2023 với hơn 30 điểm đổi tại 09 tỉnh, thành phố khắp cả nước cùng với sự tài trợ chính của Tre Việt, Xơ mướp Vi Lâm, Sao Khuê, GUfoods và hơn 30 đơn vị đồng hành, phối hợp.

Hãy cùng tham gia ủng hộ Chương trình "Đổi sách lấy cây" năm 2023 để góp phần hỗ trợ sách, phát triển giáo dục cho trẻ em vùng cao, giáo dục bình đẳng, phát triển văn hóa đọc cộng đồng, hình thành thói quen sống xanh, giảm nhựa, yêu thiên nhiên và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Thông tin chi tiết chương trình, danh sách các điểm đổi, thời gian xem tại: https://bit.ly/dslc2023

Đăng ký tình nguyện viên: https://bit.ly/dslc2023tuyentnv

Quyên góp ủng hộ Chương trình: https://bit.ly/quyengopDSLC2023

Nhận thông tin mới nhất tại: https://www.facebook.com/groups/ctvflytosky

BTC kêu gọi ủng hộ: cây sen đá, cây mini, cây để bàn các loại; chậu trồng cây và các sản phẩm thân thiện: ống hút thân thiện (ống hút tre, ống hút cỏ bàng, ống hút gạo, ống hút dừa,...), xà phòng hữu cơ, túi thân thiện, bàn chải tre, bình nước.....; Hỗ trợ vận chuyển, in ấn, cơ sở vật chất tổ chức,.... Nếu đơn vị, cá nhân nào quan tâm về tài trợ, mong muốn đồng hành cùng Chương trình xin liên hệ qua email: donghanh@flytoskycharity.vn.

 

Quyên góp Liên hệ